I. CỬA TRƯỢT TRẦN LÀ GÌ
Cửa cuốn trượt trần là dòng sản phẩm cửa cuốn mang công nghệ Châu Âu, hiện nay dễ dàng bắt gặp tại rất nhiều nhà ở, gara ô tô, nhà kho, nhà xưởng…. Tuy cấu tạo có chút khác biệt với các loại cửa cuốn thông thường nhưng quy trình bảo dưỡng của hai loại cửa này cũng gần như nhau.
Cửa trượt trần là loại cửa cuốn có nguyên lý hoạt động gần giống với một chiếc mái che. Vì cửa đóng mở theo chiều dọc, khi đóng cửa sẽ cuốn lên và trượt vào trong trần nhà như một chiếc mái che.
Cửa được thiết kế như vậy để phù hợp với những nơi có trần nhà từ thấp đến cao tiết kiệm không gian một cách tối đa.
II. CỬA TRƯỢT TRẦN KHÁC GÌ VỚI CỬA CUỐN THƯỜNG
Vì thiết kế đặc biệt nên cấu tạo của cửa trượt trần sẽ có một vài điểm khác biệt so với cửa cuốn thông thường.
- Cửa trượt trần không sử dụng lô cuốn như những cửa cuốn khác mà sử dụng trục lăn.
- Khung cửa được làm bằng thép, kết nối với nhau thông qua các bản lề.
- Cửa trượt trần sử dụng tấm panel nhẹ, dày, khác với cửa cuốn thông thường sử dụng nan sắt song song nối với nhau bằng các ngành liên kết.
- Trên cửa được trang bị thêm bộ phận cảm biến chạm, giúp cửa dừng hoặc đảo chiều khi phát hiện vật cản, giữ an toàn tuyệt đối cho người sử dụng.
- Thân cửa có phần chống kẹp tay tại các điểm tiếp giáp nối nhau đạt tiêu chuẩn Châu Âu.
- Đa số các loại cửa trượt trần hiện nay đều được trang bị thêm tính năng báo động khi bị đột nhập, đèn báo sáng khi cửa đóng, hẹn giờ tạm dừng hoạt động.
III. BỘ PHẬN NÀO CỦA CỬA TRƯỢT DỄ XẢY RA LỖI ?
Cửa vận hành với tần suất càng cao, trọng tải càng lớn thì motor càng nhanh khô dầu, dễ bị đứt xích, vỡ vòng,… và rất nhiều lỗi có thể xảy ra.
Nan là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với nắng mưa, bụi bặm. Sau thời gian dài sử dụng sẽ bị oxy hóa, phai sơn, gỉ sét, độ bền giảm đi dễ bị bung khỏi cửa; hoặc làm cho cửa không đóng mở được nữa.
Có rất nhiều trường hợp hộp điều khiển cửa trượt bị côn trùng phá hoại, hoặc lâu ngày không được bảo dưỡng nên mạch điện bị đóng bụi, ẩm dễ xảy ra chập cháy.
Lưu điện cửa trượt sử dụng ác quy để hoạt động. Nếu không được bảo dưỡng định kỳ thì khi ác quy hết điện, hoặc bị chai mòn cửa sẽ không đóng/mở được vào lúc mất điện, hoặc trường hợp khẩn cấp.
IV. QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG CỬA TRƯỢT TRẦN
Bước 1: Kiểm tra tình trạng cửa bằng mắt thường
Đầu tiên, kiểm tra bằng mắt thường xem cửa có biểu hiện gì bất thường không? Nan cửa có bị kẹt không? Kiểm tra nguồn điện được cấp cho cửa có ổn định không?
Bước 2: Kiểm tra và tra dầu mỡ cho bộ phận truyền động, lò xo
Bất cứ khi nào tiến hành bảo dưỡng cửa trượt cũng đều phải tra dầu cho bộ phận truyền động là bộ tời và motor.
Motor hoạt động êm ái hơn khi có dầu mỡ, nhờ đó giảm được lực ma sát, hạn chế hỏng hóc.
Bên cạnh bộ phận truyền động thì lò xo cũng cần được tra dầu. Khi đảm bảo được sự cân bằng giữa lực lò xo và trọng lượng cửa thì việc đóng mở cửa sẽ nhẹ nhàng, và hoạt động đảo chiều ổn định hơn.
Bước 3: Kiểm tra ray và con lăn
Đây là bước kiểm tra rất quan trọng. Mọi người sẽ tiến hành kiểm tra bằng cách lấy tay đẩy nhẹ vào cánh cửa, xem con lăn có bị vỡ bi hay bị mòn không.
Kiểm tra ray bằng cách đưa tay kiểm tra bề mặt chỗ ray tiếp xúc với con lăn có bị lõm, mòn hay không.
Khi có dấu hiệu bị hỏng hóc thì phải thay thế thiết bị mới ngay.
Bước 4: Kiểm tra puly không tải và puly tải trên motor
Puly không tải được lắp đối diện với motor, puly tải. Puly sẽ được gắn với dây curoa.
Khi bảo dưỡng sẽ kiểm tra xem puly có bị mòn hay bị vỡ không, sau đó kiểm tra độ căng của dây curoa.
Cuối cùng của bước này là tiến hành căng lại dây curoa trên puly không tải.
Bước 5: Kiểm tra các tính năng bảo vệ
Kiểm tra tình trạng hoạt động của sensor bảo vệ, còi báo động, bộ đảo chiều và rơ le. Đây cũng là bước quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến tính an toàn khi vận hành cửa cuốn.
Kiểm tra thường xuyên để tránh các sự cố nguy hiểm có thể xảy đến.
Bước 6: Kiểm tra các thiết bị điều khiển
Để đảm bảo các thiết bị điều khiển vẫn hoạt động tốt và nhanh nhạy, thì bạn phải kiểm tra đầy đủ từ hộp điều khiển, giắc kết nối, nút bấm âm tường cho đến tay điều khiển.
Bước 7: Kiểm tra và xả nạp lưu điện
Bộ lưu điện là nơi tích trữ điện và được sử dụng trong trường hợp bị mất điện hoặc trường hợp khẩn cấp.
Việc kiểm tra và xả nạp bộ lưu điện định kỳ là rất cần thiết. Nên cho xả điện tối thiểu 2 tháng/lần.
Bước 8: Vệ sinh và kiểm tra tổng thể lần cuối
- Vệ sinh ray và con lăn bằng RP7, không vệ sinh bằng các hóa chất như mỡ bôi trơn, dầu bôi trơn,…
- Vệ sinh dây curoa bằng khăn khô, tránh để hóa chất dính vào dây.
- Điều chỉnh lại tốc độ phanh, tốc độ đóng/mở, thời gian giữ cửa và độ nhạy của cảm biến.
- Cho cửa thử đóng/mở, xem tình trạng ma sát của cửa.
- Thử lại độ nhạy trên bảng điều khiển cửa.
Trên đây là các bước bảo dưỡng cửa trượt trần đơn giản. Nếu bạn không có kinh nghiệm trong lĩnh vực này thì hãy để Cửa cuốn Hàn Quốc VINA giúp bạn kiểm tra và bảo dưỡng cửa cuốn trượt trần thường xuyên.
Liên Hệ KAD Bảo Dưỡng Sửa Chữa Cửa Trượt Trần
KAD có đội ngũ nhân viên dày dặn kinh nghiệm, tay nghề cao trong lĩnh vực lắp đặt và sữa chữa cửa trượt trần. KAD đã cung cấp rất nhiều sản phẩm tốt, chất lượng, chính hãng đến mọi Quý Khách Hàng trên địa bàn. Làm việc chuyên nghiệp, đội ngũ tận tâm phục vụ. Tự tin sẽ giúp Quý Khách sở hữu sản phẩm và dịch vụ tốt nhất, đáp ứng mọi nhu cầu cho Quý Khách Hàng.
Và nếu bạn vẫn chưa biết mua các loại cửa cuốn PVC Hàn Quốc chất lượng ở đâu thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé!
Tham khảo:
Thông tin liên hệ: KAD – Cửa cuốn Hàn Quốc Vina
- Địa chỉ miền Nam: Kho số 7, Cụm 6, Nhóm Công Nghiệp II, Đường CN 11, KCN Tân Bình, Tây Thạnh, Tân Phú, TP.HCM
- Đội thi công miền Bắc : Ba Đình, Hà Nội
- Hotline: 028 3816 5424 – 028 3815 3475
- Tư vấn HCM/Zalo: 0978 805 424
- Tư vấn HN/Zalo: 0934 165 424
- Website: cuacuonnhanh.com
- Youtube: https://www.youtube.com/c/KADDOOR-Korea-Vina